Sau khi kết thúc mỗi tiết giảng, bạn nhận ra rằng mình chẳng nhớ điều gì? Có bao giờ bạn cảm thấy buồn ngủ trong mỗi tiết học?
Nếu điều này nghe có vẻ quen thuộc với bạn, bạn cần phải nâng cao kỹ năng nghe giảng của bản thân. Sau tất cả, kỹ năng nghe – nói sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc sau này. Bạn có thể cải thiện trí nhớ của bạn bằng cách thực tập lắng nghe tích cực.
Lắng nghe tích cực là gì? Hãy tưởng tượng rằng bạn ngồi trong lớp học để ghi chép, khi giáo viên thông báo rằng “sẽ có một bài kiểm tra sau bài giảng này.” Đột nhiên, bạn tỉnh táo hơn. Bạn sẽ chăm chú hơn vào những lời thầy giảng. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe của bạn:
1. Nghe những từ khóa
Thầy, cô giáo sẽ nhấn mạnh những từ khóa thậm chí viết lên bảng và gạch chân những khái niệm quan trọng mà bạn cần ghi nhớ.
2. Chú ý ngôn ngữ cơ thể
Hãy chú ý đến những cử chỉ phi ngôn ngữ của giảng viên như nhíu mày, tạm dừng, ánh mắt… đây là những biểu hiện cho thấy thầy, cô giáo đang muốn nhấn mạnh những điểm mà bạn cần chú ý trong bài giảng.
3. Chú ý những phản ứng của riêng bạn.
Khi giáo viên của bạn nói điều gì đó thú vị, gây tò mò, hay ngạc nhiên hãy chú ý gật đầu hoặc mỉm cười. Nếu thầy cô giáo nói về những điều làm bạn cảm thấy nhàm chán, hãy cố gắng không phản ứng xấu xí. Tại sao? Điều này giúp bạn chú ý hơn vào những điều thầy, cô giáo đang nói. Bạn vẫn đang phản ứng với bài giảng có nghĩa là bạn vẫn đang nghe giảng.
4. Tránh đưa ra dự đoán
Nếu chúng ta nghĩ là biết những điều thầy, cô giáo sắp giảng tới, chúng ta sẽ dừng nghe giảng và bắt đầu lơ đãng.
5. Tập trung vào lời nói chứ không phải là thầy, cô giáo
Đừng để bị phân tâm bởi ngoại hình của thầy cô giáo, hãy tập trung chú ý vào những gì họ đang muốn truyền đạt tới bạn.
6. Đừng để bị cuốn vào một chi tiết
Đừng để tâm trí của bạn đi lang thang. Hãy gạt đi những suy nghĩ về đồ ăn, âm nhạc, hay mơ mộng ra khỏi đầu của bạn.
Khi bạn đang nghe giảng, bạn sẽ nghe thấy một vài từ mà bạn không hiểu. Đừng bỏ qua điều này, hãy viết ra và gạch chân. Bạn có thể giơ tay để trình bày những thắc mắc với giáo viên của mình.
Và nếu bạn nghe giảng kết hợp với ghi chép, bạn sẽ nhanh chóng mường tượng ra những gì đã diễn ra ở bài giảng trước hoặc bạn sẽ có những ý tưởng mới hơn về kiến thức sắp học. Vì vậy, bạn nên ghi chép những điểm cần chú ý sang lề vở, những gợi ý đó sẽ giúp bạn sau này.
Nếu một học sinh/sinh viên khác đặt một câu hỏi hãy ghi lại các câu hỏi và câu trả lời vào vở của bạn. Đây có thể là điều thầy cô sẽ hỏi trong bài kiểm tra.
Nếu giáo viên của bạn cho phép, hãy cố gắng ghi âm lại các bài giảng. Bạn có thể nghe/xem lại các bài giảng sau này khi bạn đang lái xe hoặc nghỉ ngơi.
Theo Quỳnh Trang / Trí Thức Trẻ
Xem thêm :