Với mục đích lan toả những hiệu quả giá trị tích cực của chuyển đổi số, sáng 3/12, tại Tp. Hồ Chí Minh, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đã phối hợp chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học”.

TS. Thái Doãn Thanh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, phát biểu

Chia sẻ về công cuộc chuyển đổi số của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh tại hội thảo, TS. Thái Doãn Thanh - Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Nhà trường thực hiện thành công chuyển đổi số trong các hoạt động của đơn vị, xác định chủ đề trọng tâm của năm học 2022 - 2023 là “Xây dựng trường đại học số để nâng cao chất lượng đào tạo và dịch vụ” với định hướng phát triển Nhà trường thành trường đại học thông minh để nâng cao chất lượng đào tạo và dịch vụ; tăng cường phân cấp trong công tác quản lý, huy động các nguồn lực và tiếp tục lộ trình chuyển đổi số trong quản lý, dạy học một cách có chất lượng và hiệu quả.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các trường đại học đã thảo luận và chia sẻ các giải pháp liên quan đến chuyển đổi số và ứng dụng chuyển đổi số tại trường đại học. Cụ thể, với 4 báo cáo và 4 tham luận được trình bày tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận, xây dựng các giải pháp cụ thể trong công tác chuyển đổi số thực hiện trong các trường đại học.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của Lãnh đạo các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh

Theo đó, PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh – Chủ tịch Hội đồng khoa học - Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, báo cáo về xu hướng chuyển đổi số ngành giáo dục và mô hình giáo dục đại học số. TS. Tân Hạnh - Phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, trình bày về “Một số công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển mô hình “Đại học số”.

Các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các trường đại học đã thảo luận và chia sẻ các giải pháp liên quan đến chuyển đổi số và ứng dụng chuyển đổi số trong trường đại học tại hội thảo

Trong khi đó, ông Phạm Thanh Hải – Phó Giám đốc Công ty công nghệ thông tin (VNPT IT2) chia sẻ một số ứng dụng nền tảng cho giáo dục, đào tạo và quản trị đại học; hay tham luận “Xây dựng hạ tầng công nghệ tối ưu bền vững thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục đại học” đến từ diễn giả Nguyễn Văn Phương – Chuyên gia, Hewlett Packard Enterprise (HPE). “Giải pháp tổng thể trong công tác quản trị nhà trường, giải pháp kết nối thanh toán học phi, lệ phí đến từ các chuyên gia Phạm Minh Tùng – Tổng giám đốc, Công ty Cổ phẩn Tiến Bộ Sài Gòn, diễn giả Đào Thị Kim Ngân, Bùi Sơn Tùng (Ngân hàng Vietcombank -Chi nhánh Kỳ Đồng, quận 3, TP. Hồ Chí Minh).

PGS. TS. Nguyễn Xuân Hoàn - Hiệu trường Nhà trường tặng qua cho sinh viên tham gia giao lưu tại hội thảo

Các chuyên gia, nhà khoa học kỳ vọng, thông qua hội thảo, sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, thúc đẩy quá trình hội nhập với nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và quốc tế.

Hiện nay, chuyển đổi số được ngành giáo dục xác định là khâu đột phá, thực hiện tốt chuyển đổi số không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà quan trọng hơn là góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội lớn để hội nhâp quốc tế. Từ đó, góp phần đắc lực thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, tạo ra nguồn nhân lực cao, có khả năng hội nhập quốc tế và đáp ứng tốt với những yêu cầu của thời đại mới.

TT TS&TT

Theo Congthuong.vn