Chiều ngày 15/03/2024 tại hội trường C, trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình Hội thảo quốc tế “Độc tố nấm mốc trong thực phẩm và chiến lược giảm thiểu độc tố nấm mốc” năm 2024.

Hội thảo quốc tế “Độc tố nấm mốc trong thực phẩm và chiến lược giảm thiểu độc tố nấm mốc” năm 2024

Đến tham dự chương trình,về phía đối tác danh dự có sự hiện diện của ông Đỗ Đức Công – Phó trưởng phòng Quản lý tiêu chuẩn và Giám sát ngộ độc Thực phẩm, Sở an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

Về phía trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh, có sự hiện diện PGS. TS. Lê Nguyễn Đoan Duy – Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, ThS Nguyễn Thị Thảo Minh - Phó trưởng Khoa Công nghệ thực phẩm. Đến tham dự buổi hội thảo còn có các quý vị  khách quý, đại biểu đại diện các trường Đại học, các viện, công ty, doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất về lĩnh vực thực phẩm. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các quý thầy cô và hơn 300 bạn sinh viên của khoa Công nghệ thực phẩm trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh.

PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Duy - Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm phát biểu khai mạc hội thảo

Mở đầu hội thảo là phát biểu của PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Duy - Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm. PGS.TS nhấn mạnh tầm nguy hiểm của độc tố nấm mốc trong thực phẩm. Điều này đặt ra một thách thức lớn về việc đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Duy hy vọng trong hội thảo ngày hôm nay dưới sự hỗ trợ của hiệp hội Mycotoxins quốc tế sẽ tìm kiếm các chiến lược, phương pháp mới để giảm thiểu rủi ro từ độc tố nấm mốc trong thực phẩm cũng như thảo luận về các biện pháp kiểm soát, quản lý chất lượng và cách tiếp cận khoa học để ngăn chặn sự lan truyềnnhiễm của nấm mốc và độc tố trong chuỗi cung ứng thực phẩm cũng như thức ăn chăn nuôi để đảm bảo rằng thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày cũng như thức ăn chăn nuôi luôn an toàn và lành mạnh.

Lịch trình của hội thảo gồm 2 phần chính, đầu tiên là phần trình bày của 3 diễn giả tại Việt nam và tiếp theo sau là 2 03 phần trình bày từ các diễn giả nước ngoài.

Phần trình bày của PGS. TS. Nguyễn Quang Thiệu - Giảng viên Bộ môn dinh dưỡng động vật, Khoa Chăn nuôi thú y, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM với đề tài “Độc tố nấm mốc trong thức ăn và biện pháp kiểm soát”.

ThS. Võ Công Thức -  Quản lý của tập đoàn Lộc Trời và đồng thời cũng là giảng viên tại trường Đại học Công nghệ Sài Gòn với chủ đề “Kiểm soát dư lượng Thuốc BVTV và độc tố nấm trong quá trình canh tác và chế biến gạo tại Tập Đoàn Lộc Trời”.

PGS. TS. Nguyễn Văn Phong hiện đang làm việc tại Viện cây ăn quả miền Nam chia sẻ với chủ đề “Các bệnh trên quả nhiệt đới sau thu hoạch và các biện pháp xử lý”

 Phần 2 của hội thảo quốc tế sẽ bao gồm phần trình bày của 3 diễn giả đến từ nước ngoài như Bỉ, Thái Lan và Anh. Do điều kiện về khoảng cách địa lý bị giới hạn nên các diễn giả không thể tham gia trực tiếp trên sân khấu. Do đó, những chia sẻ của các diễn giả sẽ thông qua phần mềm Zoom và sẽ được bộ phận kỹ thuật chiếu lên sân khấu. 03 diễn giả tiếp theo bao gồm: PGS. TS. Saranya Poapolathep - Giảng viên trường ĐH Kasetsart – Thái Lan với chủ đề “Xác định multi-mycotoxin và đánh giá phơi nhiễm trong các loại thực phẩm tại Thái Lan”. TS. Carol Verheecke - Giảng viên Trường ĐH Canfield – Anh, GS. TS. Sarah De Saeger - Chủ tịch Hiệp hội quốc tế về Mycotoxicity, Giảng viên trường ĐH Ghent, Bỉ với chủ đề “Trung tâm đào tạo về độc tố nấm mốc: Từ nghiên cứu đến đào tạo ứng dụng để giảm thiểu độc tố nấm mốc”. , GS. TS. Sarah De Saeger - Chủ tịch Hiệp hội quốc tế về Mycotoxicity, Giảng viên trường ĐH Ghent, Bỉ trình bàyGS. TS. Sarah De Saeger về “Những điểm mới và thách thức trong phân tích độc tố nấm mốc (sinh học): từ sàng lọc nhanh đến nghiên cứu phơi nhiễm ở người”.


Các bạn sinh viên Khoa Công nghệ thực phẩm đặt câu hỏi cho các diễn giả

Buổi hội thảo quốc tế "Độc tố nấm mốc trong thực phẩm và chiến lược giảm thiểu độc tố nấm mốc" năm 2024 với sự tham gia, góp mặt của các diễn giả hàng đầu từ cả trong và ngoài nước cũng như tiếp cận với những kiến thức mới nhất và các phương pháp tiên tiến nhằm giảm thiểu rủi ro từ độc tố nấm mốc trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Thông qua buổi hội thảo sẽ cung cấp cho giảng viên và sinh viên những thông tin và phương pháp mới nhất trong lĩnh vực thực phẩm, giúp họ cải thiện kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Đồng thời, thông qua việc tiếp xúc và giao lưu với các chuyên gia hàng đầu, họ cũng có cơ hội mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo ra những cơ hội hợp tác và nghiên cứu mới trong tương lai.

PGS. TS. Lê Nguyễn Đoan Duy trao quà cho các diễn giả

Hội thảo không chỉ là một diễn đàn để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các chuyên gia, mà còn là nguồn tiếp thu và hướng dẫn quý báu cho các bạn sinh viên. Qua đó, các bạn có cơ hội tiếp cận những thông tin mới nhất và các phương pháp tiên tiến nhất trong lĩnh vực thực phẩm. Hy vọng rằng, những kiến thức mang lại từ hội thảo sẽ giúp các giảng viên và các bạn sinh viên phát triển và trở thành những chuyên gia thực phẩm xuất sắc trong tương lai. Đặc biệt, hy vọng rằng trong tương lai gần, Việt Nam sẽ có tổ chức Chi Hội Độc Tố Nấm (Vietnam Subsociety of Mycotoxicology) để đẩy mạnh các nghiên cứu trong lĩnh vực này ở Việt Nam giúp thực phẩm Việt Nam an toàn cho người tiêu dùng.

 Ban biên tập website HUIT

TT TS&TT